Doanh thu từ lĩnh vực bán hàng qua mạng tại Anh trong năm 2007 có thể lên đến 40 tỉ bảng Anh. Quí vị có hay mua sắm qua mạng?
Những ngày này, đến bất cứ một trung tâm mua sắm nào của Anh, quí vị cũng có thể thấy không khí hối hả và tấp nập của cả người mua lẫn kẻ bán chuẩn bị cho Giáng Sinh. Số lượng người đi mua hàng nhiều lên. Số lượng hàng bán ra cũng tăng vọt so với các thời gian khác trong năm, vì lẽ ai cũng có nhu cầu mua quà cáp cho người thân và bạn bè. Giáng Sinh là kỳ nghỉ quan trọng nhất trong năm đối với đa phần dân Tây phương.
Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, các ‘Thượng đế’ không phải lúc nào cũng dư dả thời gian để đi mua sắm. Bù lại, thời buổi ‘hi-tech’ cũng cho người ta có nhiều sự lựa chọn. Và đối với việc shopping, chuyện mua hàng qua mạng internet đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây.
Không phải dậy sớm, không phải lái xe, không lo tắc đường. Không phải xếp hàng hay chen lấn cùng trăm ngàn người khác. Chỉ cần một cái click chuột, thế là xong.
Xu hướng mua hàng qua mạng ngày càng phổ biến tại Anh Quốc. Một khảo sát về người tiêu dùng vào năm 2006 kết luận rằng dân Anh mua hàng qua mạng nhiều hơn hẳn so với dân các nước khác tại châu Âu.
Rất nhiều gia đình tại Anh ngày nay đều sử dụng internet băng tần rộng, tốc độ cao. Các công ty bán lẻ từ lâu đã không bỏ lỡ tiềm năng khổng lồ của thị trường này. Quảng cáo ơi ới mời gọi, tờ rơi phát như bươm bướm. Hôm qua hạ giá rồi hôm nay hạ thêm nữa. Mua trên mạng còn rẻ hơn, không tin lên thử coi! Chỉ cần vài ba cái click... và rất nhiều người giờ đây bị liệt vào dạng ‘shopaholic’, hay tiếng Việt gọi là ‘nghiền mua sắm’.
Tiện lợi…
Mua sắm qua mạng tạo cho người ta cái cảm giác tiện lợi đủ đường. Chỉ cần ngồi nhà thư thái, vừa làm được việc riêng, lại vẫn mua được những thứ cần mua: từ nhà cửa, vé máy bay cho tới cái kim sợi chỉ, tất tần tật đều có thể mua được qua internet.
Không chỉ tránh được những phiền nhiễu đã nói trên, người mua còn có cảm giác họ ‘làm chủ’ tuyệt đối, vì không phải chịu tác động của đám nhân viên bán hàng ‘mồm mép xoen xoét’ ở các cửa hàng - mọi sự lựa chọn đều là do mình cả.
Các hãng bán lẻ trên internet thường không phải lo thuê nhiều nhân công và mặt bằng như các cửa hàng truyền thống, do đó, giá thành giảm đi và các mặt hàng trên internet bỗng dưng có mức giá hấp dẫn hơn hẳn tại các cửa hàng. Đơn cử, một loại máy ảnh Canon kỹ thuật số đời mới nhất bán ra trên mạng Amazon bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với tại các cửa hàng Jessops tọa lạc trên các đường phố ở London.
Sự lựa chọn về hàng hoá và giá cả cũng dễ dàng hơn rất nhiều cho người mua sắm trên mạng. Thay vì phải đi tới vài ba trung tâm để ‘khảo giá’, người ta chỉ cần ‘lướt’ mạng vài phút là đã biết ngay mặt hàng nào bán rẻ hơn ở mạng nào.
Cũng nhanh nhạy không kém trong việc nắm bắt thị hiếu người mua, nhiều công ty trên mạng ngay lập tức tung ra dịch vụ miễn phí so sánh giá cả các mặt hàng cho các ‘Thượng đế’. Chỉ trong tích tắc, tiện ích so sánh này sẽ đưa ra ngay kết quả cho biết mạng bán lẻ nào có mức giá thấp nhất. Tất nhiên, họ sẽ được hưởng hoa hồng từ mỗi lượt truy cập của khách hàng vào các trang mạng mà họ gợi ý.
Mặt trái của sự ‘tiện lợi’ này là túi tiền của quí vị sẽ ‘lõm’ đi rất nhanh chóng. Các mạng bán lẻ vốn có bộ phận nghiên cứu rất kỹ tâm lý khách hàng; đồng thời cách trình bày, thiết kế trang mạng của họ luôn khiến khách truy cập phải chú ý tới cả những mặt hàng khác nữa chứ không chỉ những gì mà người mua chủ đích. Máy ảnh ư? Mua thêm bao đựng và thẻ nhớ nữa nhé? Có cần thêm vài cái ống kính nữa không? Kết quả là nhiều khi bạn chỉ muốn vào mua một mặt hàng A, nhưng khi thanh toán, trong ‘giỏ hàng’ của bạn sẽ có thêm dăm ba cái ‘tặc lưỡi’ B, C, D.. nữa.
Đó là chưa kể nhiều người sẽ trở thành ‘con nghiện’ mua sắm trên mạng, vì mọi thứ quá dễ dàng; các cửa hàng trên mạng không cần quan tâm đến tình trạng tài chính của bạn như thế nào, thẻ tín dụng mà bạn dùng là thẻ nợ thứ bao nhiêu..vv… Kết cục là nợ nần sẽ chồng chất nếu người mua không biết ‘điểm dừng’.
Một số người làm các công việc văn phòng có lẽ còn nhận thấy mua sắm trên mạng làm họ lười nhác thêm. Suốt ngày ngồi dán mắt vào màn hình máy tính, giờ đây họ lại chẳng cần phải động chân động tay khi mà mọi thứ đều có thể được mua sắm qua internet và gửi đến tận nhà. Và những hậu quả của tình trạng lười vận động lại tăng thêm, như bụng chảy ra, mắt chóng mỏi…
An toàn?
Mối lo của rất nhiều người khi mới bắt đầu mua sắm qua mạng là độ an toàn đến đâu? Liệu thông tin thẻ tín dụng của họ có bị đánh cắp?
Đây là mối lo chính đáng, khi mà tình trạng tội phạm trên internet ngày càng gia tăng, theo như một báo cáo của công ty an ninh mạng Symantec đưa ra vào tháng Chín năm nay. Báo cáo này nói tội phạm trên mạng giờ đây đã là cả một ngành trị giá nhiều tỉ dollar.
Tại Anh, có rất nhiều mạng hướng dẫn cho khách hàng về cách mua sắm qua internet sao cho an toàn, về cách giữ bảo mật các thông tin tài chính cá nhân cũng như biết về các quyền của khách hàng khi mua qua mạng.
Chẳng hạn người ta thường khuyên quí vị phải mua ở những mạng đã có tên tuổi, danh tiếng, được thiết lập từ lâu nay, có địa chỉ liên hệ rõ ràng. Những trang mạng với những cái tên lạ hoắc đột nhiên xuất hiện, đưa ra những lời chào mời với giá chỉ bằng 1/3 hay một nửa các mạng khác thì quí vị hãy dè chừng: có nhiều khả năng chúng sẽ ‘vỗ cánh bay đi’ ngay sau đó cùng với tiền và thông tin về tài khoản ngân hàng của quí vị, và hàng hoá quí vị đặt mua sẽ chẳng bao giờ được gửi về…
Tuy nhiên, Hiệp hội thanh toán Anh Quốc, Apacs, mới đây đánh giá rằng hệ thống mua sắm qua mạng tại Anh là khá an toàn. Apacs cho biết các hãng bán lẻ có danh tiếng ở Anh thường có hệ thống bảo mật tốt, đảm bảo giữ kín thông tin cá nhân của khách hàng trước những mưu toan đánh cắp của đám tin tặc.
Việc cân nhắc chuyện lợi hại khi mua sắm qua mạng là quyết định của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, một thực tế là số người mua hàng qua mạng tại Anh ngày càng gia tăng.
Trang mạng so sánh giá cả uSwitch.com mới công bố rằng doanh thu từ lĩnh vực bán hàng qua mạng tại Anh trong riêng năm 2007 có thể lên tới 40 tỉ bảng Anh. USwitch.com cũng cho biết những ai mua hàng thường xuyên qua mạng tại Anh nhìn chung sẽ giảm được 13% mức giá so với mua ở các cửa hàng truyền thống.
Giáng Sinh đang tới gần. Quí vị sẽ đi mua hàng ở đâu? Còn tôi, chắc sẽ vẫn qua mạng…
(Theo BBC)
Những ngày này, đến bất cứ một trung tâm mua sắm nào của Anh, quí vị cũng có thể thấy không khí hối hả và tấp nập của cả người mua lẫn kẻ bán chuẩn bị cho Giáng Sinh. Số lượng người đi mua hàng nhiều lên. Số lượng hàng bán ra cũng tăng vọt so với các thời gian khác trong năm, vì lẽ ai cũng có nhu cầu mua quà cáp cho người thân và bạn bè. Giáng Sinh là kỳ nghỉ quan trọng nhất trong năm đối với đa phần dân Tây phương.
Tuy nhiên, trong thời buổi hiện đại, các ‘Thượng đế’ không phải lúc nào cũng dư dả thời gian để đi mua sắm. Bù lại, thời buổi ‘hi-tech’ cũng cho người ta có nhiều sự lựa chọn. Và đối với việc shopping, chuyện mua hàng qua mạng internet đã gia tăng mạnh trong những năm gần đây.
Không phải dậy sớm, không phải lái xe, không lo tắc đường. Không phải xếp hàng hay chen lấn cùng trăm ngàn người khác. Chỉ cần một cái click chuột, thế là xong.
Xu hướng mua hàng qua mạng ngày càng phổ biến tại Anh Quốc. Một khảo sát về người tiêu dùng vào năm 2006 kết luận rằng dân Anh mua hàng qua mạng nhiều hơn hẳn so với dân các nước khác tại châu Âu.
Rất nhiều gia đình tại Anh ngày nay đều sử dụng internet băng tần rộng, tốc độ cao. Các công ty bán lẻ từ lâu đã không bỏ lỡ tiềm năng khổng lồ của thị trường này. Quảng cáo ơi ới mời gọi, tờ rơi phát như bươm bướm. Hôm qua hạ giá rồi hôm nay hạ thêm nữa. Mua trên mạng còn rẻ hơn, không tin lên thử coi! Chỉ cần vài ba cái click... và rất nhiều người giờ đây bị liệt vào dạng ‘shopaholic’, hay tiếng Việt gọi là ‘nghiền mua sắm’.
Tiện lợi…
Mua sắm qua mạng tạo cho người ta cái cảm giác tiện lợi đủ đường. Chỉ cần ngồi nhà thư thái, vừa làm được việc riêng, lại vẫn mua được những thứ cần mua: từ nhà cửa, vé máy bay cho tới cái kim sợi chỉ, tất tần tật đều có thể mua được qua internet.
Không chỉ tránh được những phiền nhiễu đã nói trên, người mua còn có cảm giác họ ‘làm chủ’ tuyệt đối, vì không phải chịu tác động của đám nhân viên bán hàng ‘mồm mép xoen xoét’ ở các cửa hàng - mọi sự lựa chọn đều là do mình cả.
Các hãng bán lẻ trên internet thường không phải lo thuê nhiều nhân công và mặt bằng như các cửa hàng truyền thống, do đó, giá thành giảm đi và các mặt hàng trên internet bỗng dưng có mức giá hấp dẫn hơn hẳn tại các cửa hàng. Đơn cử, một loại máy ảnh Canon kỹ thuật số đời mới nhất bán ra trên mạng Amazon bao giờ cũng rẻ hơn rất nhiều so với tại các cửa hàng Jessops tọa lạc trên các đường phố ở London.
Sự lựa chọn về hàng hoá và giá cả cũng dễ dàng hơn rất nhiều cho người mua sắm trên mạng. Thay vì phải đi tới vài ba trung tâm để ‘khảo giá’, người ta chỉ cần ‘lướt’ mạng vài phút là đã biết ngay mặt hàng nào bán rẻ hơn ở mạng nào.
Cũng nhanh nhạy không kém trong việc nắm bắt thị hiếu người mua, nhiều công ty trên mạng ngay lập tức tung ra dịch vụ miễn phí so sánh giá cả các mặt hàng cho các ‘Thượng đế’. Chỉ trong tích tắc, tiện ích so sánh này sẽ đưa ra ngay kết quả cho biết mạng bán lẻ nào có mức giá thấp nhất. Tất nhiên, họ sẽ được hưởng hoa hồng từ mỗi lượt truy cập của khách hàng vào các trang mạng mà họ gợi ý.
Mặt trái của sự ‘tiện lợi’ này là túi tiền của quí vị sẽ ‘lõm’ đi rất nhanh chóng. Các mạng bán lẻ vốn có bộ phận nghiên cứu rất kỹ tâm lý khách hàng; đồng thời cách trình bày, thiết kế trang mạng của họ luôn khiến khách truy cập phải chú ý tới cả những mặt hàng khác nữa chứ không chỉ những gì mà người mua chủ đích. Máy ảnh ư? Mua thêm bao đựng và thẻ nhớ nữa nhé? Có cần thêm vài cái ống kính nữa không? Kết quả là nhiều khi bạn chỉ muốn vào mua một mặt hàng A, nhưng khi thanh toán, trong ‘giỏ hàng’ của bạn sẽ có thêm dăm ba cái ‘tặc lưỡi’ B, C, D.. nữa.
Đó là chưa kể nhiều người sẽ trở thành ‘con nghiện’ mua sắm trên mạng, vì mọi thứ quá dễ dàng; các cửa hàng trên mạng không cần quan tâm đến tình trạng tài chính của bạn như thế nào, thẻ tín dụng mà bạn dùng là thẻ nợ thứ bao nhiêu..vv… Kết cục là nợ nần sẽ chồng chất nếu người mua không biết ‘điểm dừng’.
Một số người làm các công việc văn phòng có lẽ còn nhận thấy mua sắm trên mạng làm họ lười nhác thêm. Suốt ngày ngồi dán mắt vào màn hình máy tính, giờ đây họ lại chẳng cần phải động chân động tay khi mà mọi thứ đều có thể được mua sắm qua internet và gửi đến tận nhà. Và những hậu quả của tình trạng lười vận động lại tăng thêm, như bụng chảy ra, mắt chóng mỏi…
An toàn?
Mối lo của rất nhiều người khi mới bắt đầu mua sắm qua mạng là độ an toàn đến đâu? Liệu thông tin thẻ tín dụng của họ có bị đánh cắp?
Đây là mối lo chính đáng, khi mà tình trạng tội phạm trên internet ngày càng gia tăng, theo như một báo cáo của công ty an ninh mạng Symantec đưa ra vào tháng Chín năm nay. Báo cáo này nói tội phạm trên mạng giờ đây đã là cả một ngành trị giá nhiều tỉ dollar.
Tại Anh, có rất nhiều mạng hướng dẫn cho khách hàng về cách mua sắm qua internet sao cho an toàn, về cách giữ bảo mật các thông tin tài chính cá nhân cũng như biết về các quyền của khách hàng khi mua qua mạng.
Chẳng hạn người ta thường khuyên quí vị phải mua ở những mạng đã có tên tuổi, danh tiếng, được thiết lập từ lâu nay, có địa chỉ liên hệ rõ ràng. Những trang mạng với những cái tên lạ hoắc đột nhiên xuất hiện, đưa ra những lời chào mời với giá chỉ bằng 1/3 hay một nửa các mạng khác thì quí vị hãy dè chừng: có nhiều khả năng chúng sẽ ‘vỗ cánh bay đi’ ngay sau đó cùng với tiền và thông tin về tài khoản ngân hàng của quí vị, và hàng hoá quí vị đặt mua sẽ chẳng bao giờ được gửi về…
Tuy nhiên, Hiệp hội thanh toán Anh Quốc, Apacs, mới đây đánh giá rằng hệ thống mua sắm qua mạng tại Anh là khá an toàn. Apacs cho biết các hãng bán lẻ có danh tiếng ở Anh thường có hệ thống bảo mật tốt, đảm bảo giữ kín thông tin cá nhân của khách hàng trước những mưu toan đánh cắp của đám tin tặc.
Việc cân nhắc chuyện lợi hại khi mua sắm qua mạng là quyết định của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, một thực tế là số người mua hàng qua mạng tại Anh ngày càng gia tăng.
Trang mạng so sánh giá cả uSwitch.com mới công bố rằng doanh thu từ lĩnh vực bán hàng qua mạng tại Anh trong riêng năm 2007 có thể lên tới 40 tỉ bảng Anh. USwitch.com cũng cho biết những ai mua hàng thường xuyên qua mạng tại Anh nhìn chung sẽ giảm được 13% mức giá so với mua ở các cửa hàng truyền thống.
Giáng Sinh đang tới gần. Quí vị sẽ đi mua hàng ở đâu? Còn tôi, chắc sẽ vẫn qua mạng…
(Theo BBC)
No comments:
Post a Comment