Tội phạm mạng có hàng trăm cách để lừa đảo và ngay cả những người có uy tín trong việc mua bán online cũng không thể tránh khỏi, như trong vụ trộm nickname mới đây, Cường - chủ sở hữu tài khoản mà nạn nhân gửi vào cả trăm triệu đồng - khẳng định anh bị lợi dụng.
Một trong những hình thức kiếm tiền trên mạng phổ biến hiện nay là kinh doanh ngoại hối hay còn gọi là forex (Foreign Exchange), tức dựa vào tỷ giá chênh lệnh giữa các đồng tiền của các quốc gia để kiếm lời.
Nhằm thuận tiện cho việc giao dịch, người kinh doanh online thường dùng phương tiện trung gian là tiền điện tử (e-currency) như e-gold, c-gold, LBR... có giá trị quy đổi ra vàng, USD... Để có lãi, người kinh doanh tiền ảo hay ngoại hối (Exchanger) phải có kinh nghiệm trong việc phân tích biến động thị trường để mua khi đồng tiền đó giảm giá trị và bán ra lúc nó tăng lên. Chẳng hạn họ mua LBR với tỷ giá 1 LBR = 17.000 VND và bán ở mức 17.300 VND để sinh lợi.
Khi có lời đề nghị mua tiền điện tử, exchanger sẽ yêu cầu người kia gửi tiền vào tài khoản ngân hàng cho mình. Sau khi nhận tiền, exchanger chuyển số tiền ảo tương đương vào tài khoản trên mạng của người mua. Vì quá trình giao dịch diễn ra qua chat, điện thoại... nên người kinh doanh ngoại hối không thể xác định được số tiền họ nhận được là sạch hay bẩn (tương tự chủ cửa hàng không thể hỏi người mua về nguồn gốc số tiền thanh toán).
Do sơ hở này, nhiều exchanger đã bị lợi dụng trong các phi vụ lừa đảo trên mạng. Nguyễn Thế Cường, người bị tố cáo lừa cả trăm triệu đồng đầu năm nay, khẳng định mình cũng chính là nạn nhân bởi anh là một exchanger khá nổi tiếng và có uy tín.
Theo lời kể của Cường, anh tham gia mua bán tiền điện tử LBR (do một tổ chức ở Costa Rica phát hành) hơn 2 năm nay. Từ ngày 16/2 đến 27/2 năm nay, một người có nick là anhteohcm đã liên hệ với Cường và đặt mua khoảng 10.000 LBR (tổng giá trị gần 200 triệu đồng). Cường được thông báo là "chị họ" của anhteohcm đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng Vietcombank cho anh nên đã chuyển đủ số tiền ảo vào tài khoản trên mạng cho anhteohcm.
Cường cho rằng, nhằm có được số tiền lớn đó để thanh toán cho anh, anhteohcm đã ăn trộm một số nickname và giả danh chủ sở hữu nick đó để lừa bạn bè của họ rằng mình có thể mua điện thoại, laptop, quần áo giá rẻ. Khi những người bạn kia đồng ý đặt mua hàng, anhteohcm bảo họ gửi tiền vào tài khoản của "người trung gian" là Cường.
Phải tới khi một trong số các nạn nhân tìm được số điện thoại thật của Cường trên diễn đàn, anh mới biết mình đã nhận thanh toán bằng tiền ăn cắp. Cường đặt ra hai giả thuyết rằng kẻ dùng nick anhteohcm kia có thể không dùng số tiền ảo mua được để làm gì, mà chỉ muốn dựng lên vụ lừa đảo nhằm hạ thấp uy tín của anh. Còn nếu anhteohcm sử dụng số tiền điện tử đó để thanh toán qua mạng, cảnh sát Việt Nam có thể liên hệ với đơn vị quản lý tài khoản giao dịch LBR để xác định lượng tiền ảo đi đâu và lần ra tội phạm.
Trả lời về việc tài khoản ngân hàng Vietcombank và Đông Á của Cường có nhiều tai tiếng từ suốt một năm qua, Cường giải thích: "Tôi đã nhiều lần khuyến cáo mình chỉ giao dịch bằng một nickname (cuongbi04) và một số điện thoại duy nhất, thậm chí công khai cả số điện thoại nhà. Bởi vậy, bất kỳ nick hay số điện thoại nào khác tự nhận là Nguyễn Thế Cường đều không phải tôi".
Nguyễn Thế Cường. Ảnh: Tuấn Anh.
Nguyễn Thế Cường. Ảnh: Tuấn Anh.
Cường cũng giải thích chưa nhờ sự hỗ trợ từ phía cảnh sát do những lần trước, số tiền bị mất đều không lớn (vài triệu đồng) và xét trên vai trò của người kinh doanh ngoại hối thì giao dịch của anh đã diễn ra thành công: anh nhận tiền qua tài khoản và chuyển tiền ảo cho người kia, còn người kia dùng tiền lừa đảo để thanh toán thì anh không thể can thiệp.
"Khi sự việc xảy ra, nhiều đồng nghiệp trong công ty cũng đã chia sẻ với tôi và nói rằng mọi biên lai, các đoạn chat đều đã được ghi lại thì tôi không phải lo lắng. Tuy nhiên, từ nay tôi cũng sẽ cẩn thận hơn nhằm tránh bị làm phiền, mất uy tín và thời gian để giải quyết những vụ việc như vừa rồi", Cường nói.
Vài năm nay, các diễn đàn về kiếm tiền trên mạng nở rộ tại Việt Nam, hướng dẫn mọi người giao dịch và thanh toán online như thực hiện khảo sát của các tổ chức, đăng quảng cáo trên web cá nhân, chuyển đổi tiền tệ... để thu về vài trăm USD, thậm chí lên đến cả nghìn USD mỗi tháng. Như bao hình thức khác, chuyện "mài mặt kiếm tiền trên Internet" ẩn chứa nhiều rủi ro, nhưng do lợi nhuận cao nên nhiều người, bao gồm cả dân văn phòng (như anh Cường), đã hăm hở tham gia và có người đã thành công nhưng cũng không ít người phải thất vọng.
Một chuyên gia về kinh doanh ngoại hối cho rằng với các giao dịch lớn, exchanger không nên chấp nhận chuyển khoản ATM mà yêu cầu người mua phải trực tiếp ra ngân hàng gửi tiền, ghi rõ lý do là "mua e-currency" (chứ không phải mua laptop, quần áo... như trong vụ lừa đảo). Như thế, tài khoản của exchanger mới không bị lợi dụng. Đối với những người mua hàng qua mạng, họ cần hỏi khéo một số thông tin mà chỉ họ và người bạn kia biết để xác định có đang chat với chủ nhân thật sự của nickname hay không.
* Đầu tháng 3, Phòng cảnh sát điều tra PC14 nhận được đơn của Thu, sinh năm 1986 ở Hà Nội, tố cáo kẻ xưng là Nguyễn Thế Cường đã trộm nick của người khác để chat với cô và lừa lấy 105 triệu đồng. Thu cho biết cô vẫn hay liên lạc với một người bạn đang học tại Australia có nickname là "nini2f". Ngày 23/2, nini2f cho biết sẽ nhận chuyển laptop, điện thoại giá rẻ về Việt Nam vào 27/2 nên Thu và bạn bè đã đặt mua một số hàng.
Lấy lý do sống ở nước ngoài, nini2f bảo Thu chat với Nguyễn Thế Cường - người chịu trách nhiệm giao dịch và đang sống tại TP HCM. Từ ngày 24 đến 26/2, Thu đã ba lần chuyển vào tài khoản Vietcombank của Cường với tổng số tiền 105 triệu đồng. Tuy nhiên, đến tối 28/2, cô không thể gọi điện thoại cho Cường hay liên lạc được với nini2f. Sau khi nhờ bạn bè tìm hiểu, cô mới biết người bạn ở nước ngoài đã thông báo bị mất nick "nini2f" từ khá lâu. Sau đó, Thu gọi vào một số điện thoại khác của Cường thì người này trả lời là không hề biết gì về vụ mua bán và không biết cô là ai.
(Theo VnExpress)
Một trong những hình thức kiếm tiền trên mạng phổ biến hiện nay là kinh doanh ngoại hối hay còn gọi là forex (Foreign Exchange), tức dựa vào tỷ giá chênh lệnh giữa các đồng tiền của các quốc gia để kiếm lời.
Nhằm thuận tiện cho việc giao dịch, người kinh doanh online thường dùng phương tiện trung gian là tiền điện tử (e-currency) như e-gold, c-gold, LBR... có giá trị quy đổi ra vàng, USD... Để có lãi, người kinh doanh tiền ảo hay ngoại hối (Exchanger) phải có kinh nghiệm trong việc phân tích biến động thị trường để mua khi đồng tiền đó giảm giá trị và bán ra lúc nó tăng lên. Chẳng hạn họ mua LBR với tỷ giá 1 LBR = 17.000 VND và bán ở mức 17.300 VND để sinh lợi.
Khi có lời đề nghị mua tiền điện tử, exchanger sẽ yêu cầu người kia gửi tiền vào tài khoản ngân hàng cho mình. Sau khi nhận tiền, exchanger chuyển số tiền ảo tương đương vào tài khoản trên mạng của người mua. Vì quá trình giao dịch diễn ra qua chat, điện thoại... nên người kinh doanh ngoại hối không thể xác định được số tiền họ nhận được là sạch hay bẩn (tương tự chủ cửa hàng không thể hỏi người mua về nguồn gốc số tiền thanh toán).
Do sơ hở này, nhiều exchanger đã bị lợi dụng trong các phi vụ lừa đảo trên mạng. Nguyễn Thế Cường, người bị tố cáo lừa cả trăm triệu đồng đầu năm nay, khẳng định mình cũng chính là nạn nhân bởi anh là một exchanger khá nổi tiếng và có uy tín.
Theo lời kể của Cường, anh tham gia mua bán tiền điện tử LBR (do một tổ chức ở Costa Rica phát hành) hơn 2 năm nay. Từ ngày 16/2 đến 27/2 năm nay, một người có nick là anhteohcm đã liên hệ với Cường và đặt mua khoảng 10.000 LBR (tổng giá trị gần 200 triệu đồng). Cường được thông báo là "chị họ" của anhteohcm đã chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng Vietcombank cho anh nên đã chuyển đủ số tiền ảo vào tài khoản trên mạng cho anhteohcm.
Cường cho rằng, nhằm có được số tiền lớn đó để thanh toán cho anh, anhteohcm đã ăn trộm một số nickname và giả danh chủ sở hữu nick đó để lừa bạn bè của họ rằng mình có thể mua điện thoại, laptop, quần áo giá rẻ. Khi những người bạn kia đồng ý đặt mua hàng, anhteohcm bảo họ gửi tiền vào tài khoản của "người trung gian" là Cường.
Phải tới khi một trong số các nạn nhân tìm được số điện thoại thật của Cường trên diễn đàn, anh mới biết mình đã nhận thanh toán bằng tiền ăn cắp. Cường đặt ra hai giả thuyết rằng kẻ dùng nick anhteohcm kia có thể không dùng số tiền ảo mua được để làm gì, mà chỉ muốn dựng lên vụ lừa đảo nhằm hạ thấp uy tín của anh. Còn nếu anhteohcm sử dụng số tiền điện tử đó để thanh toán qua mạng, cảnh sát Việt Nam có thể liên hệ với đơn vị quản lý tài khoản giao dịch LBR để xác định lượng tiền ảo đi đâu và lần ra tội phạm.
Trả lời về việc tài khoản ngân hàng Vietcombank và Đông Á của Cường có nhiều tai tiếng từ suốt một năm qua, Cường giải thích: "Tôi đã nhiều lần khuyến cáo mình chỉ giao dịch bằng một nickname (cuongbi04) và một số điện thoại duy nhất, thậm chí công khai cả số điện thoại nhà. Bởi vậy, bất kỳ nick hay số điện thoại nào khác tự nhận là Nguyễn Thế Cường đều không phải tôi".
Nguyễn Thế Cường. Ảnh: Tuấn Anh.
Nguyễn Thế Cường. Ảnh: Tuấn Anh.
Cường cũng giải thích chưa nhờ sự hỗ trợ từ phía cảnh sát do những lần trước, số tiền bị mất đều không lớn (vài triệu đồng) và xét trên vai trò của người kinh doanh ngoại hối thì giao dịch của anh đã diễn ra thành công: anh nhận tiền qua tài khoản và chuyển tiền ảo cho người kia, còn người kia dùng tiền lừa đảo để thanh toán thì anh không thể can thiệp.
"Khi sự việc xảy ra, nhiều đồng nghiệp trong công ty cũng đã chia sẻ với tôi và nói rằng mọi biên lai, các đoạn chat đều đã được ghi lại thì tôi không phải lo lắng. Tuy nhiên, từ nay tôi cũng sẽ cẩn thận hơn nhằm tránh bị làm phiền, mất uy tín và thời gian để giải quyết những vụ việc như vừa rồi", Cường nói.
Vài năm nay, các diễn đàn về kiếm tiền trên mạng nở rộ tại Việt Nam, hướng dẫn mọi người giao dịch và thanh toán online như thực hiện khảo sát của các tổ chức, đăng quảng cáo trên web cá nhân, chuyển đổi tiền tệ... để thu về vài trăm USD, thậm chí lên đến cả nghìn USD mỗi tháng. Như bao hình thức khác, chuyện "mài mặt kiếm tiền trên Internet" ẩn chứa nhiều rủi ro, nhưng do lợi nhuận cao nên nhiều người, bao gồm cả dân văn phòng (như anh Cường), đã hăm hở tham gia và có người đã thành công nhưng cũng không ít người phải thất vọng.
Một chuyên gia về kinh doanh ngoại hối cho rằng với các giao dịch lớn, exchanger không nên chấp nhận chuyển khoản ATM mà yêu cầu người mua phải trực tiếp ra ngân hàng gửi tiền, ghi rõ lý do là "mua e-currency" (chứ không phải mua laptop, quần áo... như trong vụ lừa đảo). Như thế, tài khoản của exchanger mới không bị lợi dụng. Đối với những người mua hàng qua mạng, họ cần hỏi khéo một số thông tin mà chỉ họ và người bạn kia biết để xác định có đang chat với chủ nhân thật sự của nickname hay không.
* Đầu tháng 3, Phòng cảnh sát điều tra PC14 nhận được đơn của Thu, sinh năm 1986 ở Hà Nội, tố cáo kẻ xưng là Nguyễn Thế Cường đã trộm nick của người khác để chat với cô và lừa lấy 105 triệu đồng. Thu cho biết cô vẫn hay liên lạc với một người bạn đang học tại Australia có nickname là "nini2f". Ngày 23/2, nini2f cho biết sẽ nhận chuyển laptop, điện thoại giá rẻ về Việt Nam vào 27/2 nên Thu và bạn bè đã đặt mua một số hàng.
Lấy lý do sống ở nước ngoài, nini2f bảo Thu chat với Nguyễn Thế Cường - người chịu trách nhiệm giao dịch và đang sống tại TP HCM. Từ ngày 24 đến 26/2, Thu đã ba lần chuyển vào tài khoản Vietcombank của Cường với tổng số tiền 105 triệu đồng. Tuy nhiên, đến tối 28/2, cô không thể gọi điện thoại cho Cường hay liên lạc được với nini2f. Sau khi nhờ bạn bè tìm hiểu, cô mới biết người bạn ở nước ngoài đã thông báo bị mất nick "nini2f" từ khá lâu. Sau đó, Thu gọi vào một số điện thoại khác của Cường thì người này trả lời là không hề biết gì về vụ mua bán và không biết cô là ai.
(Theo VnExpress)
No comments:
Post a Comment